Tư duy sản phẩm – Không có người dùng, công nghệ chỉ là đồ chơi

Xưởng
Thứ Ba, 15/04/2025

Công nghệ hay đến mấy mà không ai dùng, thì cũng như robot để trưng tủ kính.
Nghe thì buồn, nhưng lại là chuyện dễ xảy ra với bất kỳ ai làm sản phẩm mà thiếu góc nhìn người dùng.

Sản phẩm không phải là tập hợp tính năng.
Nhiều người làm công nghệ hay bắt đầu từ câu hỏi “mình làm được gì” thay vì “người ta đang cần gì”.
Dễ rơi vào vòng lặp: càng làm càng thêm tính năng – nhưng lại không giải quyết được vấn đề thật.
Hoặc có người dùng thử rồi... rút lui vì thấy phức tạp, không tiện, hoặc chẳng giúp ích gì rõ rệt.

Tu duy ứng dụng công nghệ thực tiễn vào đời sống

Tư duy sản phẩm bắt đầu từ bài toán – không phải từ công cụ.
Câu hỏi đầu tiên nên là:

> “Người dùng đang gặp khó khăn gì? Có cách nào giúp họ nhanh hơn, dễ hơn, ít tốn công hơn không?”

Câu hỏi sau mới là:

> “Công nghệ nào hỗ trợ giải quyết việc đó hiệu quả hơn?”

Không có người dùng – sản phẩm chỉ là đồ chơi đắt tiền.
Một số sản phẩm nhìn rất chỉn chu về mặt kỹ thuật – nhưng lại không giữ được người dùng vì thiếu trải nghiệm thực tế, thiếu sự đơn giản hoặc hỗ trợ đúng lúc.
Ra mắt rầm rộ, rồi vắng lặng sau vài tuần.
Không vì công nghệ kém – mà vì không ai thấy cần.

Tư duy sản phẩm là: Làm đủ – để dùng được – càng sớm càng tốt.
Bắt đầu từ một tính năng thật sự giải quyết được vấn đề.
Đưa ra sớm, học nhanh, điều chỉnh liên tục.
Cái gì không giúp trải nghiệm tốt hơn – có thể chưa cần.

Đừng cố làm công nghệ – hãy cố làm giải pháp.
Một sản phẩm đơn giản nhưng dùng được, giúp ích cho người thật – có giá trị hơn nhiều so với một ứng dụng phức tạp mà không ai chạm tới.
Không cần giống ai – chỉ cần giải đúng bài toán của mình.

Tóm lại:

Tính năng nhiều không bằng dùng dễ.

Đẹp không bằng đúng nhu cầu.

Công nghệ hay mấy mà không ai xài – cũng chỉ là bản demo.

Người dùng không quan tâm bạn dùng công nghệ gì.
Họ chỉ quan tâm: Dùng có tiện không.

Viết bình luận của bạn
Facebook Trưng Bày Zalo Trưng Bày Messenger Trưng Bày